Xe++

Lý do ô tô điện vẫn phải sử dụng ắc quy 12V truyền thống

Hoàng Linh 26/05/2024 - 13:26

Dù được trang bị hàng loạt những công nghệ tiên tiến với mô tơ công suất hàng trăm mã lực và tốc độ sạc siêu nhanh, những chiếc ô tô điện tới lúc này vẫn không thể thiếu bộ ắc quy 12V truyền thống, dù linh kiện này thường xuyên gây ra rắc rối.

dsc05427.jpg
Ắc quy 12V trong ô tô điện vẫn cần bảo trì, thay thế đúng định kỳ. Ảnh: Hoàng Linh

Qua từng năm, công nghệ pin lithium-ion được cải thiện đáng kể, giúp những chiếc ô tô điện (EV) có phạm vi và hiệu suất hết sức ấn tượng.

Lúc này, người dùng không khó gặp những chiếc xe đô thị hay bán tải với hiệu suất của một siêu xe trước kia. Trong khi đó, phạm vi 500km-600km/lần sạc đã trở thành chuẩn mực của các dòng xe cỡ trung. Dòng sạc 800V cũng cho phép nhiều ô tô điện chỉ mất vài chục phút là "đầy bình".

Tuy nhiên mọi sự hào nhoáng vẫn phụ thuộc vào một "di tích" của ngành công nghiệp ô tô: Bộ ắc quy 12 volt, thường là axit - chì truyền thống. Với nhiều người dùng xe điện, hiện tượng xe "treo cứng" khi ắc quy 12V gặp trục trặc không còn quá lạ, kể cả khi pin trong xe vẫn còn đầy.

Dĩ nhiên, có lý do để các nhà sản xuất vẫn cần tới một bộ ắc quy 12V, dù đây luôn được xem là điểm yếu của xe điện đời mới. Trước hết, một chiếc xe điện có hai nhu cầu nguồn điện riêng biệt: Thứ nhất là phục vụ nhu cầu di chuyển, thứ hai là... tất cả những thứ còn lại.

Cụ thể, để xe di chuyển, lực đẩy được tạo ra bởi pin điện áp cao, là linh kiện đắt tiền, mới nhất trên ô tô điện. Tuy nhiên, dòng điện lớn không thể cấp nguồn cho hệ thống âm thanh, điều hòa nhiệt độ hay các linh kiện điện tử mong manh khác bên trong xe.

Theo Giám đốc phát triển hệ thống truyền động điện Hyundai Ryan Miller, các bộ điều khiển điện tử (ECU) và các rơ le nguồn của xe chỉ dùng dòng điện với điện áp thấp. Theo chuyên gia này, kết cấu tách biệt cho phép nhà sản xuất ngắt hoàn toàn nguồn điện cao áp nhằm đảm bảo an toàn khi khi xe không hoạt động, hoặc trong tình huống tai nạn.

"Bạn dĩ nhiên không muốn các nhân viên cứu hộ tiếp cận một chiếc xe đang rò rỉ dòng điện chết người" - chuyên gia của Hyundai nhấn mạnh.

ioniq5.jpg
Ắc quy 12V đã có mặt trong ô tô suốt nhiều thập kỷ và vẫn tiếp tục là một "di sản" trên xe điện thế hệ mới. Ảnh: Hoàng Linh

Thứ đăng nhập fv88, tất cả các nhà sản xuất và nhà cung cấp linh kiện Fv888 có kinh nghiệm dày dạn trong việc thiết kế và tối ưu hóa các hệ thống điện 12V, để làm sao chúng đáng tin cậy nhất và có giá tốt nhất. Do đó, việc thay đổi các kết cấu này sẽ đặt ra vô vàn thách thức về tài chính, kĩ thuật và hàng loạt rủi ro khác. Đó là chưa tính tới việc hầu hết mọi linh kiện trong ô tô và phụ kiện trên Fv888 Fv888 được thiết kế tương thích với nguồn điện 12V.

Vì những lý do trên, ắc quy 12V vẫn song hành ngay cả trên những chiếc xe điện mới nhất, dù thực tế những năm qua chứng kiến không ít hãng xe gặp rắc rối. Năm 2021, xe thể thao Porsche Taycan mất lực kéo khi di chuyển, và phải triệu hồi để thay thế bộ ắc quy 12V. Volkswagen năm 2023 cũng phải triệu hồi ID.4 vì ắc quy 12V có thể bị đoản mạch.

Ngay lúc này, Hyundai, Genesis, KIA đang triệu hồi hàng trăm ngàn xe điện, bao gồm cả các mẫu mới nhất vừa ra mắt như Ioniq 5/6, Genesis GV70/GV80, để khắc phục lỗi liên quan tới bộ sạc cho ắc quy 12V.

Về phần mình, sự tồn tại của ắc quy 12V cũng đồng nghĩa, người dùng xe điện cần lưu ý phải bảo dưỡng, thay thế loại linh kiện "cổ xưa" này đúng hạn.