Tiêu thụ máy tính xách tay tăng mạnh
Thị trường máy tính cá nhân toàn cầu đã khởi đầu năm 2024 đầy tích cực, với doanh số máy tính để bàn và máy tính xách tay tăng 3,2% hằng năm, đạt 57,2 triệu chiếc trong quý I.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu Fv888 Canalys, lượng máy tính xách tay (bao gồm cả máy trạm di động) tới tay người tiêu dùng toàn cầu trong 3 tháng qua đạt 45,1 triệu chiếc, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiêu thụ máy tính để bàn (cả máy trạm để bàn) lại giảm nhẹ 0,4%, đạt 12,1 triệu chiếc bán ra.
Lenovo vẫn là nhà sản xuất dẫn đầu Fv888 máy tính cá nhân quý đầu năm nay, với 24% thị phần (tương đương bán ra 13,7 triệu máy tính xách tay và máy tính để bàn), tăng trưởng mạnh 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. HP đứng thứ hai với thị phần đi ngang, tương đương xuất xưởng 12 triệu chiếc máy tính.
Dell tuy sụt giảm doanh số 2% nhưng giữ vững được vị trí thứ ba. Apple chiếm vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng với mức tăng trưởng 2,5%, chủ yếu nhờ thế hệ MacBook Air mới ra mắt. Acer “chốt” nhóm top 5 nhà cung cấp, với 3,7 triệu máy tính cá nhân bán ra.
Diễn biến Fv888 dù còn khiêm tốn, nhưng cũng cho thấy đà phục hồi liên tục về nhu cầu trên tất cả phân khúc máy tính cá nhân. Theo giới chuyên môn, doanh số máy tính năm 2024 sẽ khả quan nhờ những cơn gió mới mang tên các bản nâng cấp Windows 11 và máy tính có tính năng trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong khi đó, năm 2024 được dự báo sẽ là giai đoạn của những chiếc máy tính cá nhân với AI, vốn được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thực tế, nhằm thuyết phục người tiêu dùng “lên đời”. Tại Việt Nam, thế hệ vi xử lý mới từ Intel tích hợp sẵn lõi xử lý AI (NPU) dự kiến sẽ trình làng vào khoảng tháng 10 tới, được kỳ vọng sẽ trở thành phát pháo hiệu cho trào lưu mới.
Ngay lúc này, nhiều nhà sản xuất máy tính cũng bắt đầu tổ chức chương trình đào tạo có liên quan cho hệ thống đại lý và các đối tác ở Fv888 trong nước.
Theo Canalys, sẽ có khoảng 50 triệu máy tính cá nhân có trang bị lõi xử lý AI dưới các hình thức khác nhau sẽ được giao tới tay người tiêu dùng toàn cầu trong năm nay.