Lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh) diễn ra vào các trang chủ fv88 15, 16, 17 tháng 2 (tức mùng 6, mùng 7, mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Lễ hội được tổ chức theo nghi thức truyền thống địa phương, gồm phần lễ và phần hội. Bắt đầu với nghi lễ rước kiệu từ đình Hạ Lôi về đền Hai Bà Trưng cùng các hoạt động tế lễ theo nghi thức truyền thống. Đi hộ giá Hai Bà Trưng có các đội gồm: Cờ lệnh, đội cờ ngũ hành, đội cờ tứ linh, voi trắng, ngựa hồng, ngựa bạch… Cùng các đội múa xênh tiền, múa lân vừa đi vừa múa trong tiếng nhạc lễ cung đình của dàn nhạc bát âm, hòa quyện trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, linh thiêng. Từ trong sân đền, kiệu Bà Trưng Trắc đi trước, nhưng khi ra khỏi cổng đền, kiệu Bà Trưng Trắc dừng lại bên phải đường để kiệu Bà Trưng Nhị đi trước (với ý nghĩa: Nội gia tỷ muội, ngoại quốc quân thần). Trong quá trình rước kiệu, nhiều lần đội rước dừng lại, thực hiện động tác đổi vai nâng kiệu qua đầu ba lần cả bốn cỗ kiệu. Động tác này được thực hiện không đồng thời mà tiếp nối nhau, nhìn tổng thể sẽ thấy hình ảnh các cỗ kiệu nhấp nhô giữa đội hình cờ súy, tựa như thân hình một con rồng đang uốn lượn… Các nghi thức được thực hiện trong quá trình rước kiệu hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng của dàn nhạc bát âm cung đình rộn rã, cờ, giáo của các quân lính... toát lên vẻ uy linh. Lễ rước vua Bà nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử anh hùng của dân tộc ta. Sau khi đoàn rước kiệu đã tề tựu tại sân đình làng, ảnh chân dung Hai Bà, bài vị của bốn vị Thành hoàng làng và bài vị Thánh Cốt Tung được đặt trên nhang án trong đình làng. Lễ rước thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng.