Điểm nóng

Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình Cairo không đạt được đột phá về Gaza

Hoàng Linh 22/10/2023 - 08:21

Dù các nhà lãnh đạo Ả rập yêu cầu chấm dứt chu kỳ bạo lực kéo dài hàng thập kỷ, đồng thời thúc giục nỗ lực mới để đạt được hòa bình giữa Israel - Palestine, nhưng thực tế lần hội họp này tại Ai Cập không đạt được thỏa thuận nào hướng tới việc ngăn chặn bạo lực bùng phát tại Gaza.

cairo_1.jpeg
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình Cairo.

Theo tin tức sáng 22-10 của Reuters, Ai Cập - nước triệu tập và chủ trì cuộc họp, đã bày tỏ hy vọng những người tham gia sẽ kêu gọi hòa bình và tiếp tục các nỗ lực để FV 88 NỔ HŨ SLOT cuộc tìm kiếm nhà nước độc lập kéo dài hàng thập kỷ của người Palestine.

Tuy nhiên, bản thân các nhà ngoại giao đã không lạc quan về một bước đột phá, một phần do sự vắng mặt của Israel và các quan chức cấp cao của Mỹ.

Trong khi các quốc gia Ả rập và Hồi giáo kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc tấn công của Israel, các nước phương Tây chủ yếu đề cập tới những mục tiêu khiêm tốn hơn như cứu trợ nhân đạo cho người dân.

Quốc vương Jordan Abdullah lên án điều mà ông gọi là sự im lặng toàn cầu về các cuộc tấn công của Israel, đã cướp đi mạng sống của hàng ngàn người ở Gaza, khiến hơn 1 triệu người mất nhà cửa, và kêu gọi một cách tiếp cận công bằng đối với cuộc xung đột Israel - Hamas.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói rằng, người Palestine sẽ không phải di dời hoặc bị đuổi ra khỏi vùng đất của họ.

Pháp kêu gọi duy trì hành lang nhân đạo vào Gaza, cho rằng đây có thể là tiền đề cho một lệnh ngừng bắn. Trong khi đó, cả Anh và Đức Fv888 kêu gọi quân đội Israel kiềm chế và Italia cho biết điều quan trọng là tránh leo thang.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi lại bày tỏ sự phản đối của Cairo đối với làn sóng di tản của người Palestine vào khu vực Sinai của nước này và nói thêm rằng giải pháp duy nhất là một nhà nước Palestine độc lập.

Tới nay, các quốc gia Ả rập vẫn lo ngại cuộc tấn công của Israel có thể khiến cư dân Gaza vĩnh viễn rời khỏi nhà của họ và di tản qua các quốc gia láng giềng, như từng xảy ra khi người Palestine chạy trốn hoặc buộc phải rời bỏ nhà cửa trong cuộc chiến năm 1948 .