Tháng 12 Âm lịch còn được gọi là tháng Chạp, hoặc “tháng củ mật” theo tên gọi dân gian.
Tháng Chạp là tháng cuối cùng của năm, theo quan niệm dân gian, đây là tháng hay xảy ra mất cắp hoặc tinh thần lơ là ảnh hưởng tới cuộc sống... vì thế, nhiều người gọi là “tháng củ mật”.
Theo Giáo sư Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, từ “chạp” xuất phát từ văn hóa Trung Quốc xưa, là một biến âm của từ “lạp” trong tiếng Hán.
Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tháng cuối mùa đông), nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt".
Chữ "lạp" có xuất xứ từ thịt, vì từ thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt rộ lên vào tháng 12 và đó là lý do vì sao người Trung Quốc gọi đây là Lạp nguyệt.
Lạp cũng là lễ tế cuối năm của người Trung Quốc.
Từ thời nhà Chu, tháng 12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: Lễ tế tất niên gọi là "đại lạp".
Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, chính từ 2 chữ "lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ lạp thành Chạp. Vì thế, tháng 12 được gọi là tháng Chạp.
Người xưa gọi tháng Chạp là "tháng củ mật" bởi tháng ấy nhiều trộm đạo, xáo trộn.
Theo từ điển Hán Nôm, từ “củ mật” là cách nói rút gọn từ cụm từ “củ sát nghiêm mật,” nghĩa là xem xét, kiểm soát một cách cẩn mật.
Đến tháng Chạp này, theo dân gian quan niệm, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa trộm cắp.
Từ quan niệm dân gian ông bà truyền lại tới nay, con cháu vẫn duy trì thói quen về tháng Chạp.
Tháng 12 âm lịch hay còn gọi là tháng Chạp là thời điểm quan trọng trước khi chuyển sang năm mới. Là tháng cuối cùng nên ai cũng hối hả lo công việc để chuẩn bị đón Tết. Vì thế, mọi người hay bị mệt mỏi, mất tập trung... khiến kẻ trộm dễ hành động hơn.
Từ đó, những người bị hại hay gọi tháng 12 là "tháng củ mật" như một lời cảnh giác. Mỗi người nên đề phòng, nâng cao cảnh giác để không gặp chuyện xui dịp cuối năm, đón Tết thêm viên mãn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Link vào Fv88win.