Số người mắc bệnh đau mắt đỏ đang có chiều hướng gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều người tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, tự dùng thuốc kháng sinh hoặc chữa bằng các “mẹo” dân gian khiến tình trạng bệnh càng thêm phức tạp.
Không chữa đau mắt bằng “mẹo”
Bệnh đau mắt đỏ thường do virus gây ra (adenovirus, enterovirus, coxsackie...), bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với nước mắt và các chất tiết ra từ mắt người bệnh có mang virus gây bệnh.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt đổ ghèn và lòng trắng mắt dần chuyển sang màu đỏ. Bệnh nhân sẽ có cảm giác cộm, khó chịu, vì thế hay dụi mắt, khi ngủ dậy ghèn thường dính chặt vào 2 mi mắt. Ghèn có thể màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (lớp màng trắng trong suốt nằm dưới mi) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác.
Đáng lo ngại là hiện vẫn còn nhiều người tự điều trị đau mắt đỏ theo cách truyền miệng như xông các loại lá trầu không, lá dâu tằm, đắp hành củ, thậm chí nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ em bị đau mắt đỏ... Không ít em nhỏ đã bị ảnh hưởng thị lực vì phụ huynh sử dụng các cách chữa “mẹo” thiếu khoa học.
Ths.BS Trần Thị Mai Trinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết: “Đau mắt đỏ là bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng với nguy cơ bùng phát dịch cao, nhất là trong thời điểm vào năm học mới, không ít trẻ em đi học bị lây đau mắt đỏ rồi khiến cả gia đình cũng bị lây. Do vậy, chủ động nắm vững các cách chăm sóc trẻ đau mắt đỏ khoa học sẽ giúp bố mẹ có phương hướng xử lý phù hợp khi trẻ mắc bệnh, giúp bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng”.
Đối với trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) cho trẻ. Đây là loại nước nhỏ mắt phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và có thể được sử dụng kèm với một số loại nước nhỏ mắt khác.
Để tránh lây lan và giúp bệnh đau mắt nhanh khỏi, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giặt sạch và phơi khô mọi vật dụng của bé như chăn ga gối, khăn mặt... Bố mẹ nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học để bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất cho trẻ, khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn để giúp cơ thể đào thải tác nhân gây bệnh ra ngoài và bù lại lượng nước đã mất do các triệu chứng của bệnh gây ra. Đau mắt đỏ khiến mắt của trẻ bị tổn thương, trẻ cần tránh xem tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác.
Người chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ chăm sóc cần chú ý thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Nên nhỏ mắt cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn quá trình nhiễm trùng không trở nên nghiêm trọng và không lây lan đăng nhập fv88 các cơ quan khác trong mắt.
Nên đi khám để được điều trị đúng cách
Bác sĩ kê đơn thuốc theo tình trạng thực tế của người bệnh nên mỗi đơn thuốc sẽ đáp ứng điều trị với từng người bệnh khác nhau. Do đó, người bệnh cần đi khám để được kê đúng thuốc điều trị, trong quá trình điều trị cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. Tuyệt đối không dùng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người này để điều trị cho người kia.
Đối với các bệnh về mắt, việc chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh mà tự ý mua thuốc kháng sinh về tự điều trị là rất nguy hiểm. Các loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh chỉ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn (đau nhức, giảm thị lực, sợ ánh sáng...), phòng ngừa nhiễm trùng sau bóc giả mạc. Đây là thuốc kê đơn nên chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
Do đó, nếu tự ý dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh đau mắt đỏ khi chưa có chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa thì có thể khiến bệnh không khỏi mà còn gặp tác dụng phụ của thuốc.
Một số tác dụng phụ của thuốc kháng sinh như khô mắt, mỏi mắt, tăng áp lực nội nhãn (cườm nước). Không những thế, việc tự ý dùng kháng sinh, lạm dụng kháng sinh còn có thể làm tăng nguy cơ nhờn thuốc, khiến vi khuẩn kháng kháng sinh.
Các chuyên gia khuyến cáo, người mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid. Việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid không những không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và khả năng lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Link vào Fv88win.